Site icon Đa Phú Quý

Thủ tục nhập khẩu máy in, máy photocopy

Thủ tục nhập khẩu máy in, máy photocopy

Máy in và máy photocopy ngày càng được sử dụng rộng rãi. Nguồn cầu-máy in để sử dụng, kinh doanh trong lĩnh vực in ấn tăng cao nên nguồn cung sẽ kéo theo. Nhưng việc nhập khẩu thiết bị máy móc máy in/ máy photocopy vào Việt Nam thì phải xin giấy phép nhập khẩu. Để quý khách hàng có thể nắm được các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục nhập khẩu máy in,máy photocopy. Trong bài viết này, Đa Phú Quý xin chia sẻ nội dung tư vấn liên quan đến thủ tục nhập khẩu máy in, máy photocopy.

1. Máy in, máy photocopy nào cần phải xin giấy phép nhập khẩu?

  1. Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress;
  2. Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu;

Ngoài các loại máy in, máy photocopy liệt kê ở trên, doanh nghiệp có thể nhập khẩu các loại máy in, máy photocopy khác mà không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

2. Nhập khẩu máy in/ máy photocopy cần phải thuộc đối tượng nào?

Theo quy định cũ thì có 2 đối tượng được phép nhập khẩu máy in đó là các đơn vị hoạt động về ngành in hoặc các đơn vị kinh doanh:

  1. Các đơn vị hoạt động về ngành in có tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in hoặc giấy phép hoạt động ngành in
  2. Các đơn vị kinh doanh máy móc, thiết bị ngành in để buôn bán

Tuy nhiên, theo quy định hiện nay của nghị định 25/2018/NĐ-CP hiện tại không quy định về điều kiện với các đối tượng khi cấp phép nhập khẩu. Các điều kiện với hoạt động in sẽ do cơ quan chuyên ngành kiểm tra. Từ ngày 1/5/2018 nghị định 25/2018/NĐ-CP có hiệu lực đơn vị cấp phép nhập khẩu sẽ không yêu cầu các điều kiện này trong hồ sơ cấp phép nhập khẩu. Chính vì thế là tất cả các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam điều được nhập khẩu máy in/máy photocopy.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu máy in/máy photocopy

Cục Xuất bản In và Phát hành – Bộ Thông tin và Truyền thông.

(theo thông tư 25/2018/TT-BTTTT) tại địa chỉ: Số 10 Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn, Kiếm Hà Nội.

Thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp phép nhập khẩu máy in/máy photocopy

Hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu máy in được quy định tại điều 28 nghị định 60/2014/NĐ-CP và được sửa đổi bởi nghị định 25/2018/NĐ-CP, hồ sơ cấp phép nhập khẩu như sau:

  1. Bản photo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu có);
  2. Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu (trên đơn ghi rõ mục đích “sử dụng sản xuất” hoặc “kinh doanh (bán)”) trên đơn có thể ghi nhiều máy trên một đơn xin cấp phép
  3. Ca-ta-lô (catalogue) của từng loại thiết bị in theo đơn xin cấp phép nhập khẩu máy in
Mẫu giấy phép nhập khẩu máy in/máy photocopy

4. Thời gian thực hiện thủ tục và thời hạn của giấy phép

Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc

Thủ tục nhập khẩu máy in tại cơ quan Hải quan

Sau khi được cấp giấy phép, bạn nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục là có thể thông quan cho lô hàng nhé

Thời hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị in có giá trị đến khi thực hiện xong thủ tục thông quan.

GPNK máy in được cấp cho từng máy cụ thể ( theo cả số model và số Seri máy). Vì vậy không thể sử dụng lại giấy phép này cho những thiết bị cùng loại cho các lô hàng khác nhau.

5. Thủ tục thông quan tại Cơ quan hải quan

Sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép nhập khẩu, quý khách hàng nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục là có thể thông quan cho lô hàng.

Khi làm thủ tục thông quan, ngoài xuất trình giấy phép nhập khẩu. Quý khách hàng cần có sẵn những chứng từ theo quy định của Hải quan như:

Những công việc chính trong bước này gồm: lên và truyền tờ khai hải quan, nộp hồ sơ hải quan, nộp thuế nhập khẩu, kiểm hóa (nếu luồng đỏ)…

6. Các loại thuế khi nhập khẩu máy in, máy photocopy

Khi nhập khẩu máy in, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của máy in/máy photocopy là 10%.

Thuế nhập khẩu ưu đãi các mặt hàng máy in như sau

– Máy in offset, in cuộn, HS: 8443.11.00, thuế suất là 0%;

– Máy in offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng (sử dụng giấy với kích thước ở dạng không gấp một chiều không quá 22cm và chiều kia không quá 36 cm), HS 8443.12.00, thuế suất là 0%;

– Máy in offset khác, HS 8443.13.00, thuế suất là 2%. học nguyên lý kế toán ở đâu tại hà nội

Thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng in offset thuộc HS 8443.13.00 được điều chỉnh từ 0% lên 2% từ 1/1/2014 (sử dụng giấy với kích thước ở dạng không gấp một chiều không quá 22cm và chiều kia không quá 36 cm).

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ( FTA: ATIGA, ASEAN- Trung Quốc ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN- Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản là 0%).

Loại máy in offset, in theo tờ khổ 74cm x 104cm. phân loại vào HS 8443.13.00.

7. Một số vướng mắc khi xin giấy phép nhập khẩu máy in/máy photocopy

Xem xét thật kỹ máy in/ máy photocopy có thuộc đối tượng cấp phép hay không?

Bạn nên nắm rõ công nghệ in, khổ in, tốc độ in, số màu, có photocopy không? Một số mã hs code tham khảo và tra cứu mã hs code

8442 Máy in khác, máy copy (copying machines) và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ phận và các phụ kiện của chúng.
8443 Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), ống in và các bộ phận in khác của nhóm
84431100 Máy in offset, in cuộn
84431200 Máy in offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng (sử dụng giấy với kích thước giấy ở dạng không gấp một chiều không quá 22 cm và chiều kia không quá 36 cm)
84431900 Loại khác
84433131 Máy in-copy-fax kết hợp loại màu

Việc xác định công nghệ in của máy là quan trọng nhất vì việc máy in có thuộc đối tượng phải xin giấy phép hay không phụ thuộc vào yếu tố này. Ngoài ra, còn các thông tin như khổ in, tốc độ in áp dụng với các máy in phun kỹ thuật số. Với các thông tin này khách hàng có đủ cơ sở để xác định máy có thuộc đối tượng phải cấp phép hay không? 

Ba sai sót khi chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép nhập khẩu máy in/ máy photocopy

Chuẩn bị hồ sơ để xin giấy phép nhập khẩu là bước quan trọng nhất trong quy trình xin giấy phép nhập khẩu máy in.Các hồ sơ phải có thông số chính xác. Khách hàng thường xuyên nhầm lẫn model máy, sai số series.

Kết luận

Hiện tại, ngoài việc nộp hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu máy in có thể thực hiện song song. Bằng cách nộp bản giấy tại Cục Xuất Bản hoặc gửi hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu online qua cổng thông tin hải quan một cửa https://vnsw.gov.vn.

Việc gửi hồ sơ có thể thực hiện qua mạng nhưng việc cấp giấy phép vẫn dùng bản giấy. Do vậy doanh nghiệp lưu ý trong quá trình thực hiện hồ sơ. Theo công văn 6925/TCHQ-CNTT tổng cục HQ đã yêu cầu không bắt buộc phải xuất trình bản giấy. Nhưng do hiện tại CXB chưa cấp bản điện tử nên doanh nghiệp vẫn nhận kết quả là bản giấy bình thường. Hi vọng, Đa Phú Quý đã đem đến cho các bạn nhiều thông tin tổng quan tất cả các vấn đề liên quan đến giấy phép nhập khẩu máy in/máy photocopy. 

Exit mobile version